Top 5 thủ môn ngoại hạng Anh xuất sắc nhất trong lịch sử: Không có chỗ cho De Gea

Thủ môn là một nghề khá cô đơn lạc lõng hay thậm chí bạc bẽo. Nếu bạn có cản phá được một bàn thua xuất sắc người ta nói đó là việc tất yếu phải làm, nếu bạn bắt hụt một trái bóng người ta gọi bạn là thảm họa. Thủ môn sai không ai sửa được, sau lưng hậu vệ là thủ môn, sau lưng thủ môn là địa ngục. Ai cũng được phép mắc sai lầm chỉ riêng thủ môn thì lại không.  

Đây chính là xác là những gì mà tất cả các người gác đền chơi bóng ở cấp độ chuyên nghiệp đều phải trải qua, có những người vì những sai lầm mà cả sự nghiệp bị hủy hoại hay cũng có những nhân vật nhờ vào những tình huống cứu thua xuất thần mà được người hâm mộ phong thánh. Dẫu biết bóng đá là môn thể thao gồm 11 người và trong mỗi đội hình, 11 cầu thủ này đảm nhận một vai trò khác nhau nhưng dường như thủ môn lại là vị trí phải chịu đựng nhiều áp lực nhất.

Để tôn vinh sự cống hiến thầm lặng của những thủ môn hãy cùng với tysobongda điểm qua top 05 thủ môn ngoại hạng Anh xuất sắc nhất trong lịch sử. Lưu ý những tiêu chí của chúng tôi bên cạnh những danh hiệu đều dựa trên hai thông số là tỷ lệ cứu thua và số sai lầm trực tiếp dẫn đến bàn thua.

Top 5 thủ môn ngoại hạng Anh xuất sắc nhất trong lịch sử

1. Thủ môn ngoại hạng Anh Peter Schmeichel – Người Đan Mạch khổng lồ tại Premier League

Peter Schmeichel sinh ra tại thị trấn Gladsaxe và đội bóng nổi tiếng của Đan Mạch đã chiêu mộ Peter Schmeichel ở tuổi 23 vào năm 1987. Ông chơi bóng ở quê nhà năm mùa giải giúp Brondby giành 4 chức vô địch quốc gia. Đỉnh cao của đội bóng Đan Mạch này là vào đến bán kết UEFA Cup năm 1991.

Sau mùa giải này, Man United chỉ mất có 505.000 bảng để mua Peter Schmeichel từ Brondby vào năm 1991 nhưng đóng góp của anh còn lớn hơn con số đó rất nhiều. Năm 2000, Sir Alex Ferguson đã mô tả vụ chuyển nhượng Schmeichel là món hời của thế kỷ.

>> xem thêm: đá banh giải ngoại hạng anh, kết quả bóng đá c1 hôm nay

Mùa giải 1992/93, Peter Schmeichel đã chơi cực kỳ xuất sắc với 22 trận giữ sạch lưới cùng với sự xuất hiện của Eric Cantona, nửa đỏ thành Manchester đã lên ngôi vô địch quốc gia sau 26 năm chờ đợi. Sau lần đầu tiên, thủ thành người Đan Mạch còn giúp câu lạc bộ Man United giành thêm 5 chức vô địch Ngoại hạng Anh, 3 FA Cup, 2 League Cup và 1 UEFA Champions League cũng như một siêu cúp châu Âu.

Trong sự nghiệp, ông đã ghi được 11 bàn thắng, một thành tích đáng lẽ không dành cho một thủ môn. Là người có cá tính mạnh nên việc Peter Schmeichel từng nhiều lần suýt rời khỏi đội chủ sân Old Trafford. Tiêu biểu là mùa bóng 1993/94, ông đã có trận đấu tồi tệ cùng MU khi thất bại trước đại kình địch Liverpool dù đã dẫn trước ba bàn.

Sau trận đấu, huấn luyện viên nóng tính người Scotland đã lớn tiếng phê bình cậu học trò và có ý định tống cổ Schmeichel bởi hành động dám cãi lại thầy của thủ thành này. Chỉ đến khi Schmeichel lên tiếng xin lỗi, Sir Alex mới đồng ý để anh trở lại đội hình chính và tiếp tục trấn giữ khung thành đội nhà.

Peter Schmeichel – Người Đan Mạch khổng lồ tại Premier League
Thủ môn ngoại hạng Anh Peter Schmeichel – Người Đan Mạch khổng lồ tại Premier League

Đỉnh cao của Schmeichel cùng Quỷ đỏ là ở mùa bóng 1998/99. Trong trận bán kết cúp cúp C1 châu Âu, chính thủ môn ngoại hạng Anh xuất sắc này đã cản phá thành công quả đá 11m của đối thủ vào thời gian cuối của hai hiệp đấu chính thức. Sau đó, Man United tiến vào trận chung kết và giành được chức vô địch UEFA Champions League kịch tính nhất lịch sử giải đấu để khép lại mùa giải với cú ăn ba vĩ đại.

Ông cũng là cầu thủ có nhiều lần khất áo đội tuyển quốc gia Đan Mạch nhất với 129 trận đấu và ghi được 1 bàn thắng. Ngoài Euro 92, Peter Schmeichel còn tham dự kỳ World Cup 1998 và ba kỳ Euro khác, ông có 30 trận đeo băng đội trưởng tuyển quốc gia. Ông cũng từng được bầu chọn là thủ môn xuất sắc nhất thế giới vào năm 1992 và 1993.

Schmeichel được đánh giá là một trong những thủ môn xuất sắc nhất mọi thời đại của lịch sử Premier League. Sau khi chia tay Manchester United, Schmeichel còn thi đấu cho một số câu lạc bộ khác tại xứ sở sương mù như Aston Villa hay Manchester City.

Theo liên đoàn thống kê và lịch sử bóng đá thế giới, ông là một trong 10 thủ môn vĩ đại nhất của thế kỷ 20 không riêng gì tại giải bóng đá ngoại hạng Anh. Schmeichel được ghi tên vào sảnh danh vọng bóng đá Anh vì những ảnh hưởng của ông với bóng đá xứ sở sương mù. Có thể khẳng định, Peter Schmeichel chính là thủ môn ngoại hạng Anh vĩ đại nhất trong lịch sử giải đấu.

>>> XEM THÊM: lịch dá bóng hôm nay, thuhangngoaihanganh life

2. Thủ môn ngoại hạng Anh Petr Cech – Người gác đền huyền thoại tại thành London

Có lẽ ít ai ngờ Petr Cech từng là một tiền đạo trong khoảng thời gian đầu anh bước chân vào thế giới bóng đá. Tuy nhiên, chấn thương gãy chân năm lên 10 tuổi đó buộc anh phải lui về sau và bắt đầu chơi ở vị trí trấn giữ khung thành. Cuộc sống đúng là có những ngã rẽ thú vị mà ta không thể nào ngờ đến và với Petr Cech cũng vậy. Ngay những ngày đầu thử sức mình ở vị trí thủ môn, anh bắt đầu cảm thấy mình phù hợp với vai trò này và anh quyết định sẽ theo đuổi nó đến cùng.

Chấn thương là điều không ai muốn cho bóng đá, nhưng với Petr Cech, anh đã dùng nó để tỏa sáng theo một cách khác, để rồi các huấn luyện viên là những người hoàn hiểu nhất với quyết định trở thành thủ môn huyền thoại người CH Séc.

Sau khi Euro 2004 kết thúc, đến tháng 7 cùng năm Petr Cech gia nhập Chelsea, đội chủ sân Stamford Bridge phải bỏ ra 10 triệu euro để sở hữu một trong những thủ môn trẻ hàng đầu bóng đá thế giới thời điểm đó. Dù đây vẫn là một mức giá khá cao với một thủ môn giai đoạn gần 20 năm trước, nhưng với những gì mà Petr Cech đã thể hiện tại giải bóng đá ngoại hạng Anh, số tiền đó vẫn quá hời.

Ngay mùa giải đầu tiên chơi bóng tại ngoại hạng Anh, Petr Cech  đã lập kỷ lục giự sạch lưới trong 1025 phút. Kỷ lục khủng đó chỉ bị phá bởi Edwin van der Sar vào năm 2009. Danh hiệu găng tay vàng ở cuối mùa giải năm đó khó thoát khỏi tay Petr Cech vì anh đã có đến 24 trận không để lọt lướt.  Hiểu nôm na, người gác đền của Chelsea đã không để lọt lưới trong hơn nửa thời gian của cả mùa giải.

Thủ môn ngoại hạng Anh xuất sắc này chỉ để lọt lưới vỏn vẹn 15 bàn, một kỷ lục mà cho đến bây giờ vẫn chưa một thủ môn nào tại hạng đấu cao nhất xứ sở sương mù có thể phá vỡ. Chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng nói lên phẩm chất xuất chúng của Petr Cech trong những lần đúng trong khung gỗ.

Petr Cech – Người gác đền huyền thoại tại thành London
Thủ môn ngoại hạng Anh Petr Cech – Người gác đền huyền thoại tại thành London

Tuy nhiên, thành công lớn nhất của Petr Cech và các đồng đội năm đó là chức vô địch ngoại hạng Anh, danh hiệu vô địch quốc gia sau 50 năm chờ đợi của người hâm mộ The Blues. Tại cúp C1 châu Âu, Petr Cech cũng thể hiện một phong độ vô cùng xuất sắc và chỉ chịu dừng bước tại trận bán kết. Thành tích trên giúp Petr Cech có mặt trong Top 50 cầu thủ được đề cử danh hiệu Quả bóng vàng châu Âu.

Với một cầu thủ chân ướt chân ráo đến xứ sở sương mù, hít thở bầu không khí của một giải đấu khắc nghiệt và hấp dẫn như ngoại hạng Anh, Petr Cech đã làm được những điều đáng tự hào. Một mùa bóng sau anh tiếp tục cùng Chelsea giành danh hiệu Premier League lần thứ hai liên tiếp. Đó là mùa bóng mà thủ môn ngoại hạng Anh vĩ đại này vẫn là một bức tượng khổng lồ khó bị đánh bại khi chỉ để thủng lưới 22 bàn thua sau 38 vòng đấu.

Chelsea thời điểm đó là một trong những tập thể mạnh nhất châu Âu, họ có bộ não thiên tài của Jose Mourinho, họ có voi rừng Didier Drogba và người không phổi Frank Lampard nhưng để nói một cách công bằng, thành công là nhờ vào hàng phòng ngự vững chãi nơi có đội trưởng John Terry và đặc biệt là chàng người nhện cao gần 2m, Petr Cech.

Với chiều cao 1.97m, sải tay của thủ môn CH Séc gần như bao trọn mọi cú sút, không những vậy Petr Cech còn sở hữu những pha bay lượn vô cùng nhẹ nhàng, đầy hiệu quả và đặc biệt anh chàng không ngán ngại bất cứ đối thủ rắn mặt nào.

Có lẽ cũng chính vì phong cách bắt bóng quá nhiệt đó mà Petr Cech suýt phải xa rời bóng đá trong lúc sự nghiệp đang đạt đỉnh cao khi một chấn thương vô cùng nghiêm trọng ở vùng đầu vào ngày 14/10/2006 và kể từ thời điểm đó, fan hâm mộ dần quen thuộc với hình ảnh người gác đến vĩ đại này luôn ra sân với một chiếc mũ bảo vệ trên đầu.

Năm 2015 Petr Cech chuyển đến Arsenal khỏi cần phải nói, các Gooners khi đó hào hứng tột cùng khi sở hữu một thủ môn vừa có kinh nghiệm, vừa có đẳng cấp. Những năm tháng cuối cùng trong sự nghiệp, Petr Cech đã đưa Arsenal vào đến trận chung kết Europa League và như một cái duyên anh bị đánh bại bởi chính đội bóng cũ Chelsea.Đến cuối mùa 2018/19, cảm thấy bản thân của mình nên dừng lại, anh quyết định treo găng sau những năm thi đấu đỉnh cao.

Mỗi người có một quan điểm riêng về sự xuất sắc, nhưng hẳn đa phần trong giới mộ điệu khi nhắc về Petr Cech đều phải ngã mỗi thán phục với những gì mà anh đã mang lại. Tên tuổi của anh sẽ được lưu giữ mãi trong ngôi đền huyền thoại lịch sử ngoại hạng Anh.

3. Thủ môn ngoại hạng Anh Edwin Van Der Sar – Vị thần hộ mệnh nhà hát những giấc mơ

Báo chí từng săm soi kỹ thuật bắt bóng chỉ để kết luận rằng Edwin Var der Sar cực kỳ xuất sắc. Điều đó nên được công nhận, bởi sự chói sáng của Van der Sar là của riêng anh, không phải món quà từ Chúa. Chúa đã tạo ra thế giới, nhưng người Hà Lan đã tạo ra Hà Lan, như một câu ngạn ngữ. Trong trường hợp của Van der Sar cũng vậy chính anh đã tạo nên sự nghiệp vĩ đại của mình.

Sự nghiệp lâu dài hiếm có của Van der Sar cũng nhờ vào những năm tháng khổ luyện hơn là tài năng bẩm sinh. Anh đến MU ngay trước sinh nhật lần thứ 35 và đều trong ánh mắt nghi ngại không chỉ bởi giới mộ điệu mà ngay cả các đồng đội của anh thời điểm đó. Nhưng rồi như chúng ta đều biết, Van der Sar có 6 năm đại thành công trong màu áo nhà hát những giấc mơ và chỉ cần quãng thời gian ngắn ngủi ấy thôi cũng đủ anh có tên trong danh sách thủ môn ngoại hạng Anh xuất sắc nhất mọi thời đại.

Van der Sar gia nhập Manchester United vào năm 2005, khi “sức mạnh” của đội bóng này trên sân cỏ nước Anh bị thách thức nghiêm trọng, không chỉ bởi đối thủ chính Arsenal mà còn bởi “gã nhà giàu mới nổi” Chelsea. Lần đầu tiên trong lịch sử Premier League, Manchester United không giành được chức vô địch trong 2 mùa giải liên tiếp.

Arsenal bất bại mùa 2003/04, trong khi Chelsea của vị tỷ phú người Nga Roman Abramovich giành 2 chức vô địch liên tiếp dưới thời Jose Mourinho. Tuy nhiên, Van der Sar đã chơi rất tốt và trở thành vị thần hộ mệnh giúp MU nhanh chóng tìm lại ngôi đầu, không những 1 mà đến 3 mùa giải liên tiếp từ 2006/07 đến 2008/09.

Edwin Van Der Sar – Vị thần hộ mệnh nhà hát những giấc mơ
Thủ môn ngoại hạng Anh Edwin Van Der Sar – Vị thần hộ mệnh nhà hát những giấc mơ

Van der Sar cản phá thành công quả 11m của Darius Vassell trong mùa giải đầu tiên MU đòi lại ngôi vương, giúp MU giành chiến thắng 1-0 trước Man City. Đó là trận thắng cuối cùng của mùa giải trước khi MU đăng quang. Van der Sar cản phá 3 quả phạt đền liên tiếp trong trận tranh Community Shield vài tháng sau đó, khởi đầu cho mùa giải thành công nhất của anh trong màu áo đội chủ sân Old Trafford.

Bên cạnh đó, người nhện bay của Hà Lan còn có nhiều pha cứu thua xuất sắc giúp MU duy trì ngôi đầu Premier League, rồi cản phá thành công quả sút 11m của Nicolas Anelka (Chelsea) giúp MU vô địch Champions League 2008. Anh lần thứ hai được vinh danh là thủ môn xuất sắc nhất châu Âu, sau khi trở thành chủ nhân của danh hiệu này vào mùa giải 1994/95 khi anh cùng Ajax vô địch Champions League.

Hai chiến tích vô địch châu Âu lẫy lừng cùng hai câu lạc bộ khác nhau cách nhau 14 năm chứng tỏ sự bền bỉ của Van der Sar. Thủ môn người Hà Lan nghỉ hưu ở tuổi 40, đã có hơn 50 danh hiệu lớn nhỏ, bao gồm nhiều chức vô địch ở các đấu trường danh giá cũng như danh hiệu dành cho thủ môn xuất sắc nhất của FIFA.

Đặc biệt, chính Edwin Van der Sar phá kỷ lục thời gian giữ lưới lâu nhất ở giải bóng đá Ngoại hạng Anh của Petr Cech ở mùa giải 2008/09 với việc thiết lập kỷ lục thế giới mới khi trải qua 1.311 phút không để thủng lưới.

Trận đấu cuối cùng trong sự nghiệp của Edwin Van der Sar là trận đấu vĩ đại nhất cấp câu lạc bộ mà mọi cầu thủ đều mơ ước: trận chung kết Champions League 2011. Không chỉ vậy, Van der Sar còn trở thành cầu thủ lớn tuổi nhất từng góp mặt ở một trận chung kết Champions League (40 tuổi 211 ngày). Đáng tiếc, MU của Van der Sar đã thất thủ 1-3 trước Barcelona trong thời kỳ đỉnh cao của thời tiqui-taca, để rồi đó là lời chia tay không trọn vẹn của anh với người hâm mộ Quỷ đỏ.

Cần nhớ rằng Van der Sar chính là người gác đền có phong cách chơi chân xuất sắc đầu tiên của ngoại hạng Anh. Sau này, khi thủ môn người Đức Manuel Neuer nổi lên với lối chơi này, anh đã thừa nhận Van der Sar là hình mẫu đầu tiên mà anh học tập. Đủ để thấy Van der Sar là thủ môn ngoại hạng Anh vĩ đại ra sao.

4. Thủ môn ngoại hạng Anh David Seaman – Thủ thành huyền thoại của Pháo thủ

David Seaman có một sự nghiệp kéo dài ở vị trí thủ môn từ năm 1981 đến năm 2004. Ông nổi tiếng nhất nhờ quãng thời gian chơi bóng cho câu lạc bộ Arsenal. Ông đã có tới 75 khoác áo đội tuyển Anh và là thủ môn có nhiều lần ra sân cho đội tuyển nước này chỉ sau Peter Shilton.

Đỉnh cao sự nghiệp của Seaman nằm ở quãng thời gian mà ông làm thủ môn Arsenal và tuyển Anh ở các thập niên 90 và 2000. Trong thời gian khoác áo Arsenal, ông đã giành ba chức vô địch quốc gia 1991, 1998 và 2002. Bên cạnh đó còn bốn cúp FA 1993, 1998, 2002 và 2003, cúp liên đoàn Anh năm 1993.

David Seaman – Thủ thành huyền thoại của Pháo thủ
Thủ môn ngoại hạng Anh David Seaman – Thủ thành huyền thoại của Pháo thủ

Seaman từng được sách kỷ lục thế giới Guinness ghi danh nhờ thành tích bắt bóng rơi từ độ cao kỷ lục 102,5 m. Nhưng điểm trừ trong sự nghiệp của ông là hai lỗi nghiêm trọng mà ông mất phải đều đến từ những tình huống sút xa. Đầu tiên là bàn thủng lưới muộn ở phút bù giờ trong trận chung kết UEFA Winner’s Cup 1995 với Arsenal và hai là bàn thua từ pha đá phạt của Ronaldinho bên phía Brazil tại tứ kết World Cup 2002 với Tam sư.

Nhưng cần phải nhớ rằng ngay mùa bóng đầu tiên bắt chính tại giải đấu cao nhất nước Anh thời điểm đó, Seaman đã thiết lập nên kỷ lục khi có đến 23 trận đấu giữ sạch mảnh lưới trong 38 vòng đấu. Thủ môn ngoại hạng Anh với mái tóc đuôi ngựa huyền thoại này đã kết thúc mùa giải đầu tiên trong khung gỗ Pháo thủ với chỉ vỏn vẹn 18 bàn thua. Năm 1993, Seaman lại khiến nước Anh choáng váng thêm một lần nữa khi chặn được quả đá penalty của đối thủ giúp Arsenal giành chức vô địch cúp liên đoàn năm 1993.

Trong khuôn khổ Cúp C2 năm 1995, thủ thành huyền thoại này cũng đã đẩy tới 3 quả 11 mét một tỷ lệ cứu thua trên chấm phạt đền cực cao. Năm 1996, Arsene Wenger tiếp quản Arsenal và ngay từ lần đầu tiên gặp gỡ Seaman, ông đã nhắc lại ba quả cản phá penalty thành công của anh. Mối lương duyên giữa thủ thành người Anh và Wenger bắt đầu từ đây.

Và Wenger có lẽ không thể ngờ rằng trong 21 năm dẫn dắt Arsenal, ông vẫn không tài nào tìm ra một thủ thành có đẳng cấp tương đương chàng thủ môn với mái tóc nghệ sĩ này. Những thủ môn sau này của Arsenal khi so sánh với thời điểm đỉnh cao của Seaman thì không đáng là gì. Năm 2008, thời điểm Arsenal bắt đầu tổ chức bầu chọn 50 cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử đội bóng, Seaman được cổ động viên yêu quý xếp ở vị trí thứ 7.

Cuộc phiêu lưu của thủ thành ngoại hạng Anh huyền thoại này kết thúc năm anh bước vào tuổi 41, nhưng đáng tiếc lại không phải trong màu áo Arsenal, nơi anh đã bước từ một thủ môn tài năng lên tầm huyền thoại mà là trong màu áo Man City.

5. Thủ môn ngoại hạng Anh Jussi Jaaskelainen – Huyền thoại trong khung gỗ Bolton

Jussi Jaaskelainen – Huyền thoại trong khung gỗ Bolton
Thủ môn ngoại hạng Anh Jussi Jaaskelainen – Huyền thoại trong khung gỗ Bolton

Jussi Jaaskelainen đã có gần 400 lần ra sân ở Premier League trong màu áo câu lạc bộ Bolton Wanderers. Trong thời gian chinh chiến tại Premier League, Jaaskelainen là một trong những thủ môn ngoại hạng Anh có tỷ lệ cứu thua luôn trong Top cao nhất của giải đấu.

Bolton không phải là một đại gia của giải ngoại hạng Anh nên không khó hiểu khi Jaaskelainen phải thường xuyên đối mặt với những pha bóng nguy hiểm từ phía đối thủ nhưng chính nhờ tài năng và những pha phản xạ tuyệt vời của thủ thành này mà câu lạc bộ Bolton đã có những thời điểm bay cao trên bảng xếp hạng giải đấu xứ sương mù.

Không nhiều fan hâm mộ nhớ đến cái tên Jussi Jaaskelainen vì những đội bóng anh khoác áo chỉ thuộc dạng tầm trung, trung bình khá tại Premier League nhưng khi nói về danh sách thủ môn ngoại hạng Anh xuất sắc nhất trong lịch sử, Jussi Jaaskelainen là nhân vật không thể thiếu. Tài năng, ý chí khổ luyện và những pha cản phá đáng kinh ngạc của thủ thành người Phần Lan đã giúp Bolton trụ lại Premier League trong hơn một thập kỷ.

Chính bởi vậy, Jaaskelainen đã chứng tỏ mình là một trong những thủ môn ngoại hạng Anh xuất sắc nhất từng chơi ở đảo quốc sương mù.

Trên đây là top 5 các thủ môn ngoại hạng Anh xuất sắc nhất trong lịch sử từ trước đến nay. Qua những màn trình diễn đỉnh cao của họ ta nhận thấy không chỉ có những tiền đạo, tiền vệ giỏi mới có thể trở thành bộ mặt của đội bóng mà chính những người gác đều xuất chúng cũng cần nhận được sự tán dương mà họ xứng đáng. Bạn ấn tượng với ai trong số 05 cái tên mà tysobongda đã nêu ra ở trên, hãy để lại cảm nghĩ của mình ở phần bình luận.

Trả lời