Bóng đá thế giới đã không ít lần chứng kiến những trận cầu kinh điển ghi dấu ấn đậm nét trong trái tim của những người hâm mộ. Những bàn thắng điên rồ, những cuộc lội ngược dòng thần thánh, những tỷ số không thể tin được tất cả điều đó tạo nên những trận đấu hấp dẫn, kịch tính mà mỗi khi nhớ lại không ít người sẽ phải rùng mình.
Dưới đây chính là tổng hợp của tysobongda về các trận cầu kinh điển nhất trong lịch sử làng túc cầu thế giới mà bạn nên ít nhất một lần xem lại nếu là fan hâm mộ của môn thể thao vua. Cùng chúng tôi ghi nhớ lại nhé!
Các trận cầu kinh điển nhất chấn động làng túc cầu thế giới
Brazil 1 – 7 Đức (World Cup 2014)
Trận đấu đầu tiên mà tysobongda muốn nhắc đến là cuộc thư hùng giữa Brazil và Đức, đây không chỉ là một trong các trận cầu kinh điển nhất mọi thời đại, mà chắc chắn đó là một trong những trận bóng đá khó quên nhất với những tín đồ của môn túc cầu giáo. Trận đấu diễn ra vào ngày 8 tháng 7 năm 2014 tại Estadio Mineirao ở Belo Horizonte, là trận trận bán kết 1 giữa đội chủ nhà Brazil và đội tuyển Đức tại World Cup 2014.
>> Xem thêm: du đoán kết quả bóng đá – nhan định bóng da – đội tuyển bóng đá u 23 quốc gia nhật bản – ketquabongda2024 top
Cả Brazil và Đức đều lọt vào bán kết với thành tích bất bại tại giải đấu. Sau trận tứ kết với Colombia, Brazil đã chịu một tổn thất không nhỏ khi mất đi siêu sao số 1 trong đội hình Neymar vì chấn thương, thêm vào đó là án treo giò danh cho đội trưởng Thiago Silva do nhận đủ số thẻ vàng.
Bất chấp sự vắng mặt của những cầu thủ chủ chốt này, một trận đấu căng thẳng và kịch tính là điều được phần đông giới mộ điệu dự đoán, bởi vì cả hai đội đều là những siêu cường của bóng đá thế giới và cũng là những đội tuyển giàu thành tích nhất tại ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.
Đây là cuộc đụng độ tái hiện lại trận chung kết World Cup 2002 nơi Brazil đã giành thắng lợi 2–0 trước người Đức để có lần thứ 5 lên ngôi vô địch.
Tuy nhiên, trận đấu này đã kết thúc với một thất bại gây sốc cho toàn bộ người dân xứ sở Samba. Đội tuyển quốc gia Đức đã dẫn trước đội chủ nhà 5–0 chỉ sau khoảng nửa giờ đồng hồ thi đấu, với 4 bàn thắng được ghi trong vòng sáu phút. Trận đấu kết thúc với tỷ số kinh hoàng 7-1 với bàn thắng danh dự duy nhất cho Brazil trong những phút cuối trận. Khắp 4 góc khán đài Estadio Mineirao như chết lặng, người dân Brazil không tin vào thực tại đang diễn ra trước mắt mình. Họ òa khóc trong thất vọng, cả đất nước Samba chìm vào thảm cảnh đen tối nhất.
Đây là trận đấu đánh dấu cột mốc có cách biệt lớn nhất trong một trận bán kết tại FIFA World Cup và cũng là thất bại thảm hại nhất của đội tuyển Brazil trong lịch sử các vòng chung kết. Đã gần một thập kỷ đã qua, nỗi xấu hổ và tủi nhục vẫn còn mãi ám ảnh trong ký ức của người dân Brazil và những người hâm mộ đội bóng vàng xanh.
Barcelona 5 – 0 Real Madrid (La Liga 2010/11)
Trận đấu diễn ra vào ngày 29/11/2010 và đây là một trong những trận El Clasico được làng túc cầu chờ đợi nhất. Thời điểm đó Mourinho vừa ngồi vào chiếc ghế nóng của Real Madrid với mục đích trở thành đối trọng thật sự ngăn chặn con quái vật Barcelona của Pep Guardiola. Trận đấu này là một trong các trận cầu kinh điển nhất mọi thời đại và sự hiện diện của những cầu thủ bóng đá xuất chúng nhất trên sân.
Barca ghi bàn thắng đầu tiên ở phút thứ 10, khi cú sút của Andres Iniesta đưa bóng đập chân đồng đội Xavi đi vào lưới trong sự bất lực của thánh Iker. Ở phút thứ 18, một pha lên bóng xuất sắc của Barca kết thúc bằng đường chuyền của David Villa từ cánh trái, Pedro đã ghi bàn vào lưới trống nâng tỷ số lên 2-0.
Không dừng lại ở đó phút 55, Lionel Messi chuyền bóng cho David Villa để tiền đạo người Tây Ban Nha đánh đầu dứt điểm tung lưới Casillas giúp Barca vươn lên dẫn trước với cách biệt 3 bàn.
Chỉ vài phút sau, David Villa hoàn thành cú đúp và đánh sập hoàn toàn Bernabeu, người kiến tạo vẫn là Messi. Những phút cuối trận, đường chuyền của Bojan đến cầu thủ vào sân thay người Jeffren giúp cầu thủ trẻ ấn định chiến thắng 5-0 cho Barcelona.
Thảm họa chưa dừng lại với Los Blancos khi đội trưởng Sergio Ramos bị đuổi khỏi sân ở phút bù giờ do phạm lỗi thô bạo với Lionel Messi. Một đêm kinh hoàng với người Madrid. Chứng kiến trận đấu này, huyền thoại của Quỷ đỏ Wayne Rooney cho rằng đây là màn trình diễn hay nhất mọi thời đại mà một đội bóng có thể làm được.
Còn với Mourinho, đó là thất bại tồi tệ nhất trong sự nghiệp huấn luyện chuyên nghiệp của ông. Real bước vào trận đấu với tâm thế của kẻ đang bất bại tại La Liga nhưng lại bị đại kình địch đè bẹp ngay trên chính thánh địa của mình.
Tiệp Khắc 2 (5) – (3) 2 Tây Đức – (Euro 1976)
Một trận đấu đáng nhớ khác trong số các trận cầu kinh điển nhất mọi thời đại là trận chung kết Euro 1976. Trận đấu diễn ra tại Stadion Crvena Zvezda, Belgrade, vào ngày 20 tháng 6 năm 1976. Hai đội tuyển góp mặt tại trận chung kết là Tiệp Khắc và Tây Đức. Người Đức gọi trận đấu này là “Nacht von Belgrade” có nghĩa là đêm đen Belgrade.
Đó là một trong những trận đấu bóng đá khó quên nhất mọi thời đại bởi hai điều. Thứ nhất, đó là trận đấu bóng đá duy nhất mà đội tuyển Đức thất bại trong loạt sút luân lưu và lý do thứ hai cũng nổi tiếng nhất là cú đá penalty huyền thoại của cựu danh thủ Panenka đã mang lại chiến thắng cho Tiệp Khắc.
Tỷ số trận đấu vẫn là 2–2 sau 120 phút, hai đội tiến vào loạt đá luân lưu. Một điều đặc biệt đây chính là trận chung kết EURO đầu tiên diễn ra các loạt sút 11m. Trước đây, với những trận đấu kết thúc với tỷ số hòa, cả hai đội sẽ phải tái đấu 2 ngày sau đó.
Trong loạt đá định mệnh, 7 cú đá đầu tiên đều cực kỳ chính xác. Sau đó, quả đá thứ tư của Tây Đức bay vọt xà ngang. Trong khi tỷ số đang là 4–3, Antonin Panenka đã gánh trên vai áp lực rất lớn để thực hiện quả đá quyết định của Tiệp Khắc.
Chỉ cần thành công ông sẽ trở thành người hùng dân tộc. Trong khoảnh khắc căng như dây đàn đó, đối mặt với Panenka là “chú mèo vùng Anzing” Sepp Maier không ai có thể nghĩ đến việc tiền vệ của Tiệp Khắc lại có thể thực hiện cú đá 11m hoàn hảo đến như vậy. Ông bấm bóng một cách tinh tế vào giữa khung thành trong ánh mắt bất lực của Sepp Maier khi đã đổ người sang trái. Các cổ động viên Tiệp Khắc bùng nổ trên khán đài.
Quả phạt đền của Panenka đã khiến giới mộ điệu gọi ông là “nhà thơ”, và cho đến ngày nay, phong cách đá phạt của huyền thoại Tiệp Khắc là một trong những phong cách nổi tiếng nhất mọi thời đại, khiến tên tuổi của Panenka gắn liền với phong cách đá phạt 11m đặc biệt đó.
Roma 4-5 Inter (Serie A 1998/99)
Một trong những trận đấu bóng đá hay nhất trong lịch sử Serie A là cuộc chiến giữa Roma và Inter. Đó là một bộ phim hành động giật gân thực sự kết thúc với chiến thắng của đội bóng thành Milan.
Đây là trận cầu kinh điển có sự góp mặt của những ngôi sao kinh điển như Francesco Totti, Marco Delvecchio và Paulo Sergio bên phía Roma và Bergomi, Zanetti, Simeone, Baggio, Ronaldo de Lima và Zamorano bên phía Inter. Và tất nhiên điều khiển trận đấu cũng là vị trọng tài kinh điển Pierluigi Collina.
Roma liên tục đẩy cao thế trận, nhưng Inter mới là những người vươn lên dẫn trước 2-0 rồi 3-1. Đội bóng thủ đô nhanh chóng sốc lại tinh thần và gỡ hòa 3-3.
Thêm một lần nữa, Nerazzurri giành lại thế dẫn trước, nhưng Eusebio Di Francesco lại gỡ hòa cho Roma 10 phút trước khi trận đấu kết thúc. Và rồi tưởng như trận đấu kinh điển này sẽ kết thúc với 1 điểm cho mỗi bên thì bất ngờ ở phút 86 Diego Simeone ghi bàn thắng ấn định chiến thắng 5-4 cho Inter.
Pháp 2 – 1 Ý (Chung kết Euro 2000)
Một trong những trận bóng đá hay nhất mọi thời đại và trong lịch sử UEFA Euro là trận đấu cuối cùng của Euro 2000 diễn ra giữa Pháp và Ý. Thời điểm diễn ra trận thư hùng thượng đỉnh là ngày 2 tháng 7 năm 2000 tại De Kuip ở Rotterdam, Hà Lan để quyết định nhà vô địch.
Phút 55, Marco Delvecchio đưa Italia vượt lên dẫn trước sau đường chuyền của Gianluca Pessotto từ cánh phải.
Các chiến binh Azzurri đã thi đấu xuất sắc bảo toàn cách biệt mong manh cho đến phút 90 của trận đấu trước khi Sylvain Wiltord tung một cú sút chìm hiểm hóc đánh bại thủ môn Francesco Toldo để gỡ hòa 1-1.
Chưa hết bàng hoàng vì bàn thua ở những phút bù giờ, đội tuyển Ý phải nhận thêm một gáo nước lạnh khi David Trezeguet tung cú volley đẹp mắt làm tung lưới đội tuyển Ý trong hiệp phụ và đưa những chú gà trống Gô Loa trở thành nhà vô địch châu Âu với luật bàn thắng vàng. Cho đến bây giờ, nhiều khán giả vẫn cho rằng Euro 2000 là giải vô địch châu Âu hay nhất trong lịch sử và trận chung kết là kinh điển nhất.
Man United 2 – 1 Bayern Munich (Chung kết cúp C1 1998/99)
Một trong các trận cầu kinh điển nhất mọi thời đại là trận chung kết UEFA Champions League 1999 giữa Manchester United và Bayern Munich, diễn ra tại Camp Nou ở Barcelona, Tây Ban Nha, vào ngày 26 tháng 5 năm 1999. Có lẽ đó là trận chung kết UEFA Champions League hay nhất từ trước đến nay.
Hai đội đã từng đối đầu với nhau trong giải đấu tại Bảng D ở giai đoạn vòng bảng. Bayern đứng đầu bảng, trong khi Manchester United lọt vào vòng loại trực tiếp với tư cách là một trong hai đội nhì có thành tích tốt nhất ở cả 6 bảng đấu.
Các bàn thắng của Teddy Sheringham và Ole Gunnar Solskjær của Manchester United trong thời gian bù giờ đã đưa MU từ cõi chết trở về và khiến cho bàn thắng sớm của Mario Basler bên phía Bayern trở thành vô nghĩa. Man United giành thắng lợi với tỷ số 2-1, chiến thắng này đã giúp thầy trò huấn luyện viên Alex Ferguson hoàn tất mùa giải với cú ăn ba vĩ đại sau khi họ đã là nhà vô địch của Premier League và FA Cup.
Bayern Munich cũng đã đứng trước cơ hội có thể giành cú ăn ba, vô địch Bundesliga và lọt vào trận chung kết DFB-Pokal, trong khi họ bị đánh bại trong trận đấu đó vài ngày sau đó.
Trọng tài Pierluigi Collina đã gọi trận chung kết này là một trong những trận đấu ấn tượng nhất trong sự nghiệp cầm còi của ông, và gọi tiếng ồn ào từ đám đông vào cuối trận giống như “tiếng gầm của sư tử”.
Argentina 2 (4) – (3) 2 Anh (World Cup 1998)
Trận đấu giữa Argentina và Anh diễn ra vào ngày 30 tháng 6 năm 1998. Mười hai năm sau cuộc chạm trán đầy duyên nợ của hai đội tại Mexico 86, Argentina một lần nữa đánh bại Tam Sư, lần này người góp công lớn nhất trong thắng lợi của La Albiceleste là thủ môn Carlos Roa.
Đây là màn đụng độ được giới truyền thông coi là trận tái đấu của trận tứ kết kinh điển World Cup 1986 trên đất Mexico. Ở trận đấu này, cả hai đội đều có được bàn thắng trên chấm đá phạt đền. Sau đó, Owen ghi một bàn thắng tuyệt đẹp giống như bàn thắng của Maradona năm 1986. Ở phút cuối cùng của hiệp một, Zanetti gỡ hòa san bằng tỷ số lên 2-2.
Ngay những phút đầu hiệp hai, David Beckham đã bị đuổi khỏi sân vì chơi xấu với Diego Simeone để trả đũa pha phạm lỗi trước đó.
Ở loạt sút luân lưu sau đó, thủ thành David Seaman cản phá quả phạt đền thứ hai của Argentina để mang lại lợi thế cho Anh. Tuy nhiên, Tam sư đã không thể tận dụng khi cũng thất bại trong loạt đá thứ hai của mình. Thủ môn Carlos Roa của Argentina sau đó đã cản phá được một quả phạt đền khác của David Batty, mang về chiến thắng tuyệt vời cho đội bóng xứ sở Tango. Batty sau đó đã thất vọng thường nhận đây là quả phạt đền đầu tiên trong sự nghiệp của mình.
Barcelona 6-1 PSG (Champions League 2016/17)
Trận đấu giữa Barcelona và Paris Saint-Germain còn được gọi là La Remontada, có nghĩa là “Sự trở lại”. Đây là một trong các trận cầu kinh điển nhất chưa từng có trong lịch sử bóng đá. Trận đấu diễn ra trong trận tứ kết lượt về ở UEFA Champions League vào ngày 8 tháng 3 năm 2017 tại Camp Nou ở Barcelona.
Barcelona đã có cuộc lội ngược dòng kinh điển sau khi đã để đối phương dẫn đến 4 bàn sau trận lượt đi để giành chiến thắng chung cuộc 6–5, nhiều người cho rằng đây là màn ngược dòng vĩ đại nhất trong lịch sử UEFA Champions League. Thậm chí còn kịch tích hay trận chung kết cúp C1 2004/05 giữa Liverpool và AC Milan.
Hai đội bước vào trận lượt về với tâm thế sẵn sàng, Barcelona vừa thắng 5–0 trước Celta Vigo và Paris Saint-Germain thắng 1–0 trước Nancy tại các giải VĐQG của mình
Camp Nou đón số lượng cổ động viên đông đảo lên đến 96.290 người tham dự bất chấp thất bại nặng nề của đội chủ nhà ở trận lượt đi. Ở phút thứ 3, Luis Suarez của Barcelona đã ghi bàn thắng đầu tiên của trận đấu sau khi đánh đầu đưa bóng vào lưới trước nổ lực cản phá bất thành của hậu vệ Thomas Meunier. Đến phút 40 tỷ số là 2-0 cho Barca khi Layvin Kurzawa của Paris Saint-Germain đã phản lưới nhà trong nỗ lực cản phá cú sút của Andres Iniesta.
Bàn thắng thứ ba được ghi ở phút 50 nhờ quả phạt đền của Lionel Messi sau khi Neymar bị Thomas Meunier phạm lỗi. Hy vọng của Barcelona rõ ràng đã bị dập tắt sau khi Edinson Cavani ghi bàn thắng duy nhất cho Paris Saint-Germain ở phút 62.
Điều đó đồng nghĩa là Barcelona phải ghi thêm ba bàn nữa để giành chiến thắng do luật bàn thắng sân khách hiện đang nghiêng về Paris Saint-Germain. Không chấp nhận bỏ cuộc Barca vùng lên và có được thành quả. Neymar ghi hai bàn thắng khác trong những phút cuối cùng, đó là một quả phạt trực tiếp ở phút 88 và một quả phạt đền ở phút 91 để nâng tỉ số lên 5–1. Giờ đây còn 1 bàn thắng nữa người Barca sẽ đi qua cánh cửa thiên đường.
Và rồi trong những giây cuối cùng của trận đấu, một lần nữa Neymar đóng vai trò quan trọng, siêu sao người Brazil thực hiện một quả tạt vào vòng cấm và Sergi Roberto như từ dưới đất chui lên đã ghi bàn thắng thứ sáu và cũng là bàn thắng cuối cùng cho Barcelona ở phút 95, qua đó giúp Blaugrana giành chiến thắng 6–1 và tiến vào vòng tứ kết với tỷ số chung cuộc 6–5. Chứng kiến trận đấu này, giới truyền thông trên toàn thế đã phải dùng những mỹ từ “đáng kinh ngạc”, “không thể tin được” và “một phép màu”.
Liverpool 5 – 4 Alaves (Chung kết UEFA Cup 2001)
Trận đấu diễn ra giữa Liverpool và Deportivo Alaves trong trận chung kết UEFA Cup 2001 tại sân vận động Westfalen ở Dortmund vào ngày 16 tháng 5 năm 2001. Đây là trận chung kết châu Âu đầu tiên của Liverpool mà họ lọt vào kể từ khi bị cấm tham dự giải đấu châu Âu sau thảm kịch sân vận động Heysel năm 1985 và cũng là trận chung kết đầu tiên của đại diện Tây Ban Nha Alaves.
Liverpool sớm có được lợi thế nhờ pha lập công của Markus Babbel ngay ở phút thứ 4. Họ nhân đôi cách biệt khi Steven Gerrard ghi bàn ở phút thứ 16. Iván Alonso ghi bàn rút ngắn tỷ số giúp Alaves nuôi hy vọng có bàn gỡ hòa. Vài phút trước khi hiệp một kết thúc, Liverpool đã dẫn trước 3–1 khi Gary McAllister ghi bàn từ chấm phạt đền.
Chỉ vài phút sau khi hiệp hai bắt đầu, Javi Moreno đã ghi hai bàn thắng để san bằng tỉ số 3–3. Robbie Fowler ghi bàn ở phút 73, nâng tỷ số lên 4-3 cho The Kop. Nhưng kịch tính chưa dừng lại ở đó, vào những phút cuối cùng của trận đấu, Alaves đã có được bàn thắng gỡ hòa nhờ công của Jordi Cruyff.
Trận đấu buộc phải có thời gian thi đấu hiệp phụ và thế trận vẫn đang diễn ra rất cân bằng. Trong khi khán giả đang nghĩ về loạt sút luân lưu quyết định thì Delfi Geli đã tự đá phản lưới nhà dâng chức vô địch cho đại diện nước Anh. Trận đấu ngay lập tức khép lại với luật bàn thắng vàng, chiến thắng này đồng nghĩa với việc Liverpool giành cú ăn ba ở mùa giải 2000/01 gồm League Cup, FA Cup và UEFA Cup.
Hamburg 1 – 1 Bayern Munich (Bundesliga 2000/01)
Bundesliga 2000–01 rất đáng chú ý với cuộc đua giành chức vô địch kéo dài đến những vòng đấu cuối cùng của giải đấu. Bước vào vòng đấu 34, Bayern Munich dẫn trước Schalke 04 ba điểm trên BXH nhưng kém hơn về hiệu số bàn thắng bại.
Schalke đánh bại Unterhaching 5–3. Ngay trước khi trận đấu này kết thúc, Bayern đã nhận bàn thua ở phút 90 trước Hamburg. Khi tin tức lan truyền tại Parkstadion, hầu hết người hâm mộ Schalke đều tin rằng đội của họ đã giành chức vô địch đầu tiên kể từ năm 1958. Các khán đài bùng nổ cuồng nhiệt để ăn mừng mặc dù trận đấu ở Hamburg vẫn chưa kết thúc.
Tại Hamburg, Bayern cố gắng tấn công lần cuối cùng ở phút bù giờ khi thủ môn Mathias Schober của Hamburg, người được cho mượn từ Schalke, như một sự trê ngươi của số phận đã hóa thành tội đồ khi dùng tay cản phá một đường chuyền về của đồng đội. Vì vậy, trọng tài Markus Merk đã cho Bayern được hưởng quả phạt gián tiếp cách khung thành Hamburg khoảng 8 mét. Để rồi Patrik Andersson ghi bàn gỡ hòa quyết định đưa Bayern từ cõi chết trở về.
Ở Schalke, bầu không khí ngay lập tức chuyển từ sự thích thú và ăn mừng sang sốc, ngạc nhiên, nghi ngờ và đau đớn. Vì vậy, đội Schalke 04 của mùa giải 2000/01 đó được giới truyền thông Đức gọi là “Nhà vô địch của những trái tim”.
Man City 3 – 2 QPR (NHA 2011/12)
Một trong các trận cầu kinh điển nhất mọi thời đại là trận đấu giữa Manchester City và Queens Park Rangers. Đó là vòng đấu hạ màn của Premier League 2011/2012. Manchester City buộc phải thắng QPR – được dẫn dắt bởi cựu HLV Man City Mark Hughes. Người có lý do riêng để làm khó với Man City, không chỉ vì ông vừa bị Man City sa thải mà QPR đang đứng ở vị trí thứ 17, chỉ hơn nhóm xuống hạng 2 điểm.
Manchester City đứng đầu bảng ngang bằng điểm số với Manchester United và hơn về hiệu số bàn thắng bại. Hai trận đấu của Manchester City và Manchester United với đối thủ của họ được diễn ra đồng thời. Mặc dù vậy, bàn thắng trên sân khách của Wayne Rooney vào lưới Sunderland đã mang lại lợi thế cho United.
Tại sân vận động Etihad, bàn thắng của Pablo Zabaleta ở phút 39 giúp Man City giành lợi thế dẫn trước sau hiệp một. Trong hiệp hai kịch tích bắt đầu diễn ra, Djibril Cisse đã san bằng tỷ số cho Queens Park Rangers ở phút 48. Ngay sau đó, Joey Barton của QPR bị đuổi khỏi sân vì phạm lỗi với Carlos Tevez. Bất chấp dù được chơi hơn người, Man City lại bị đối thủ dẫn trước 1-2 khi Jamie Mackie đưa QPR vượt lên ở phút 66.
Khi thời gian dần về những phút cuối cùng, có vẻ như Manchester United sẽ giành chức vô địch với chiến thắng trước Sunderland. Tuy nhiên, Edin Džeko đã ghi bàn gỡ hòa cho Man City ở phút 92 để thắp lại hy vọng cho nửa xanh thành Manchester. Trong khi các cầu thủ United chờ đợi trên sân ở Sunderland cho buổi trao cúp có thể xảy ra, Sergio Aguero của Manchester City đã ghi bàn ấn định chiến thắng ở phút 94 để giúp Man City lần đầu tiên vô địch giải đấu kể từ năm 1968.
Trận thắng 6–1 trước Manchester United chính là bước ngoặt của cả mùa giải, bởi vì nếu kết quả là 2–1 thì cả hai đội sẽ kết thúc với thành tích giống hệt nhau về điểm, hiệu số bàn thắng bại, số bàn thắng ghi được, số trận thắng,… , theo quy định của Premier League, một trận play-off trên sân trung lập sẽ quyết định danh hiệu.
Tây Đức 3 – 2 Hungary (World Cup 1954)
Trong số các trận cầu kinh điển nhất từ trước đến nay, trận chung kết World Cup 1954 là một trong những trận đáng chú ý nhất. Đó là kỳ World Cup thứ năm trong lịch sử FIFA. Trận đấu diễn ra tại sân vận động Wankdorf ở Bern, Thụy Sĩ, vào ngày 4 tháng 7 năm 1954. Đội tuyển Tây Đức đánh bại thế hệ vàng bóng đá Hungary với tỷ số 3–2 để lên ngôi vô địch với một kịch bản bất ngờ và vô cùng điên rồ.
Bên cạnh yếu tố bóng đá, một số nhà sử học cho rằng trận đấu có ảnh hưởng lâu dài đối với lịch sử sau Thế chiến thứ hai của cả Đức và Hungary, góp phần giúp Tây Đức lấy lại thể diện quốc gia sau thất bại trong Thế chiến thứ hai. Còn đối với Hungary là sự bất mãn với chính phủ cộng sản độc tài trong thời gian chuẩn bị cho cuộc cách mạng năm 1956 ở Hungary.
Ở Đức, trận chung kết năm 1954 được biết đến với cái tên “Phép màu Bern” trong tiếng Đức gọi là Wunder von Bern.
Đây là chức vô địch thế giới đầu tiên mở màn cho 4 danh hiệu vô địch sau này của các cỗ xe tăng Đức vào các năm 1954, 1970, 1990 và 2014. Đối với Hungary, vị trí thứ hai vào năm 1954 vẫn là thành tích tốt nhất tại World Cup cho đến nay, ngang bằng với vị trí á quân năm 1938.
Trận chung kết World Cup 1954 cũng là lần đầu tiên và duy nhất trong lịch sử có sự góp mặt của hai đại diện đến từ Trung Âu. Một đội Trung Âu khác là Áo về thứ ba tại giải đấu. Tây Đức cũng trở thành đội đầu tiên vô địch World Cup với tư cách là đội khách. Những nhà vô địch tại các kỳ World Cup trước đó là Uruguay và Ý đã giành được chức vô địch với tư cách là chủ nhà.
Tính đến năm, Horst Eckel (sinh năm 1932) là tuyển thủ người Đức duy nhất là chứng nhân sống cho trận chung kết lịch sử này.
Liverpool 3 (3) – (2) 3 Milan (Chung kết cúp C1 2004/05)
Trận chung kết UEFA Champions League 2005 diễn ra giữa Liverpool và Milan tại sân vận động Olympic Ataturk ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 25 tháng 5 năm 2005. Liverpool đã 4 lần vô địch giải đấu này và góp mặt trong trận chung kết thứ sáu trong lích sử và cũng đánh dấu lần đầu tiên trở lại trận đấu cuối cùng kể từ thảm họa Heysel năm 1985. Bên kia chiến tuyến, Milan là chủ nhân của 6 danh hiệu vô địch và đây là trận chung kết thứ hai của họ trong vòng ba năm và là trận chung kết thứ 10 trong lịch sử..
Milan được coi là ứng cử viên sáng giá trước trận đấu và nhanh chóng có lợi thế rất lớn do công của đội trưởng Paolo Maldini ngay ở những phút đầu tiên. Tiền đạo Argentina Hernan Crespo ghi thêm hai bàn nữa trước khi hiệp một kết thúc để nâng tỉ số lên 3–0 để tạo cách biệt cực kỳ an toàn cho đại diện nước Ý.
Ai cũng nghĩ trận đấu đã kết thúc ngay trong hiệp 1 nhưng Steven Gerrard và đồng đội đã thể hiện một màn trình diễn hoàn toàn lột xác trong hiệp hai. Liverpool đã lội ngược dòng và ghi ba bàn thắng liên tiếp chỉ trong vòng 6 phút đầy kịch tính để cân bằng tỷ số 3–3, với các pha lập công của Steven Gerrard, Vladimir Smicer và Xabi Alonso. Tỷ số hòa được giữ nguyên đến hết 120 phút thi đấu.
Trong loạt sút luân lưu, chiến thắng đã gọi tên những người Liverpool khi quả phạt đền của Andriy Shevchenko bên phía Milan bị thủ môn Jerzy Dudek của Liverpool cản phá. Kết quả này giúp The Kop nâng cao chiếc cúp tai voi danh giá lần thứ 5 trong lịch sử của họ.
Màn lội ngược dòng thần thánh của Liverpool vẫn thường được gọi là “Đêm Istanbul huyền diệu” và được coi là một trong các trận cầu kinh điển nhất từng có trong lịch sử giải đấu.
Argentina 2 – 1 Anh (World Cup 1986)
Sự kình địch giữa đội tuyển bóng đá quốc gia Anh và Argentina phần lớn bắt nguồn từ World Cup 1966. Trong trận tứ kết tại sân vận động Wembley, đội trưởng của Argentina Antonio Rattin đã bị đuổi khỏi sân và Argentina đã bị đánh bại trong một trận đấu đầy những pha phạm lỗi.
Ngoài khía cạnh chuyên môn, chiến tranh Falklands năm 1982 đã làm gia tăng sự thù địch giữa Anh và Argentina. Anh kiểm soát Quần đảo Falkland ở Nam Đại Tây Dương với tư cách là vùng đất hải ngoại của Anh, trong khi Argentina tuyên bố quần đảo này là Islas Malvinas.
Các lực lượng của Argentina đã tấn công quần đảo vào ngày 2 tháng 4 năm 1982. Anh coi đây là sự chiếm đóng đất đai của mình và cử một lực lượng đặc nhiệm hải quân tái chiếm quần đảo vào ngày 14 tháng 6 năm 1982. Tuy nhiên, hai quốc gia chưa bao giờ công khai có chiến tranh, cuộc xung đột đã dẫn đến 258 người Anh và 655 người Argentina tử vong. Chính vì vậy, những trận đấu diễn ra ở World Cup sau trận chiến này giữa hai quốc gia luôn cực kỳ căng thẳng.
Một trong những trận đấu để lại nhiều dấu ấn nhất giữa hai đội diễn ra vào ngày 22 tháng 6 năm 1986 trong trận tứ kết World Cup 1986 tại Estadio Azteca ở Mexico. Trận đấu đánh dấu sự xuất hiện của hai trong số những bàn thắng nổi tiếng nhất trong lịch sử bóng đá, cả hai đều được ghi bởi cậu bé vàng Diego Maradona.
Ở phút thứ 51, bàn thắng đầu tiên của El Diego được gọi là “bàn tay của Chúa” khi mà Maradona đã ghi bàn bằng tay của mình. Bàn thắng thứ hai của huyền thoại này được ghi bốn phút sau bàn thắng đầu tiên, khi Maradona lừa bóng qua năm cầu thủ Tam Sư trước khi qua nốt thủ môn Peter Shilton và ghi bàn vào lưới trống. Nó được gọi là “Bàn thắng của thế kỷ”.
Argentina thắng trận 2-1 và trở thành nhà vô địch World Cup 1986 với chiến thắng trước Tây Đức trong trận đấu cuối cùng. Maradona cũng ẵm luôn danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu.
Sau trận đấu, Maradona đã làm gia tăng căng thẳng giữa hai quốc gia với lời phát biểu: “Mặc dù chúng tôi đã nói trước trận đấu rằng bóng đá không liên quan gì đến cuộc chiến Malvinas, nhưng chúng tôi biết rằng họ đã giết rất nhiều cậu bé Argentina ở đó, giết họ như những con chim nhỏ. Và đây là sự trả thù”.
Ý 3 – 2 Brazil (World Cup 1982)
Trận chiến giữa Ý và Brazil tại World Cup 1982 là một trong những trận bóng đá khó quên nhất mọi thời đại được tổ chức tại Estadio Sarria, Barcelona vào ngày 5 tháng 7 năm 1982. Đây là trận đấu cuối cùng của vòng bảng thứ hai ở bảng C.
Ý đã thắng trận đấu với tỷ số 3–2, khi huyền thoại Paolo Rossi ghi một hat-trick siêu phàm chính thức tiễn người Brazil về nước và đưa Azzurri tiếp tục cuộc đua giành chức vô địch.
Paolo Rossi đã mở tỷ số bằng một cú đánh đầu ở phút thứ năm. Rất nhanh sau đó Socrates gỡ hòa cho Brazil ở phút 12. Nhưng rồi ở phút 25, Ý lại vượt lên dẫn trước với cú đúp của Rossi. Những vũ công Samba đã làm mọi cách để tìm kiếm bàn gỡ hòa, trong khi Ý phòng ngự kiên cường.
Vào phút thứ 68, Falcao nhận đường chuyền của Junior và sút từ cự ly 20m. Bây giờ, Brazil lại san bằng cách biệt. Với tỷ số 2–2, Brazil lẽ ra sẽ vượt qua vòng loại tiếp theo nhờ hiệu số bàn thắng bại, nhưng ở phút 74, một lần nữa Rossi khiến Brazil phải ôm hận khi hoàn thành cú hat trick của mình đưa Ý vào trận bán kết.
Ở phút thứ 86, Giancarlo Antognoni ghi bàn thắng thứ tư cho Ý, nhưng bàn thắng đó đã bị từ chối vì lỗi việt vị. Ở phút bù giờ, Dino Zoff đã có một pha cản phá xuất thần để từ chối bàn thắng của Oscar, đảm bảo rằng Ý sẽ tiến vào trận bán kết, nơi họ sẽ đối đầu với Ba Lan.
Uruguay 2 – 1 Brazil (World Cup 1950)
Thảm họa Maracano trọng lịch sử Brazil
Một trong các trận cầu kinh điển nhất được xếp vào hàng vĩ đại là trận đấu giữa Uruguay và Brazil. Đó là trận đấu cuối cùng của vòng bảng tại World Cup 1950.
Trận đấu diễn ra tại thánh địa huyền thoại Estadio do Maracana ở Rio de Janeiro vào ngày 16 tháng 7 năm 1950. Trái ngược với các kỳ World Cup trước đó, đội vô địch năm 1950 được xác định bằng vòng bảng cuối cùng. Brazil đứng đầu bảng với một điểm nhiều hơn Uruguay trước khi bước vào trận đấu. Uruguay cần một chiến thắng trong khi Brazil chỉ cần một trận hòa để lên ngôi vô địch World Cup lần đầu tiên.
Brazil đã sớm dẫn trước ngay trong hiệp một nhờ bàn thắng do công của Friaca, nhưng Juan Alberto Schiaffino đã gỡ hòa cho Uruguay. Cuối cùng, Alcides Ghiggia đã ghi bàn thắng quyết định ở phút 79, dẫn đến một trong thất bại đáng xấu hổ nhất, tệ hại nhất và được xem là ngày đen tối trong ký ức hàng vạn người Brazil trên khán đấy. Trận đấu này được gọi là Maracanazo được dịch là “Nỗi thống khổ của Maracana”.
Để dễ hình dung thì đây là thất bại được người Brazil xem là “thảm họa” nhất trong lịch sử Selecao và có phần đen tối hơn cả thất bại kinh hoàng 1-7 trước đội tuyển Đức tại World Cup 2014 cũng trên chính sân nhà của họ.
Tây Đức 3 (5) – (4) 3 Pháp (World Cup 1982)
Cuộc đụng độ giữa Tây Đức và Pháp tại bán kết World Cup 1982 là một trong những trận chiến hay nhất diễn ra tại sân vận động Sanchez Pizjuan ở Seville, Tây Ban Nha vào ngày 8 tháng 7 năm 1982. Trận đấu này ở cả hai quốc gia được gọi là “Đêm Seville” (tiếng Đức: Nacht von Sevilla, tiếng Pháp: Nuit de Seville). Tây Đức đã giành chiến thắng trên chấm phạt đền với tỷ số 5–4. Điều này giúp Tây Đức tiến vào trận đấu cuối cùng với Ý.
Với 4 bàn thắng diễn ra trong hiệp phụ và những phút căng như dây đàn trong loạt sút luân lưu khiến trận đấu càng trở nên kịch tính.
Michel Platini coi đây là “trận đấu đáng nhớ nhất” của mình. Chiến thắng của Tây Đức cũng là cột mốc đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử các vòng chung kết World Cup mà loạt sút luân lưu quyết định thắng thua.
Một trong những pha phạm lỗi gây tranh cãi nhất đã xảy ra khi cầu thủ Pháp Patrick Battiston va chạm với thủ môn Schumacher của Tây Đức khiến Battiston bất tỉnh và buộc ông phải rời sân bằng cáng với 2 chiếc răng gãy và 3 chiếc xương sườn. Trớ trêu thay, không có một chiếc thẻ nào được rút ra, càng làm tăng thêm sự căng thẳng trên sân.
Ý 4 – 3 Tây Đức (World Cup 1970)
Hầu hết người hâm mộ bóng đá đều cho rằng trận đấu này thuộc top các trận cầu kinh điển nhất lịch sử. Trận bán kết World Cup 1970 giữa Ý và Tây Đức được gọi là “Trận đấu của thế kỷ”. Nó được tổ chức vào ngày 17 tháng 6 năm 1970 tại Estadio Azteca ở thành phố Mexico.
Ý dẫn trước 1–0 trong phần lớn thời gian của trận đấu, sau khi Roberto Boninsegna ghi bàn ở phút thứ 8. Hậu vệ huyền thoại Franz Beckenbauer của Tây Đức bị trật khớp vai sau khi bị phạm lỗi nhưng vẫn tiếp tục thi đấu.
Sau đó Karl-Heinz Schnellinger gỡ hòa cho Tây Đức ở phút bù giờ thứ hai. Điều đặc biệt, đó là bàn thắng đầu tiên và cũng là bàn thắng cuối cùng của ông cho đội tuyển quốc gia Tây Đức. Kết thúc thời gian thi đấu chính thức, tỷ số được san bằng 1-1, trận đấu bước vào hiệp phụ.
Gerd Muller đưa Tây Đức vượt lên dẫn trước ở phút 94 sau một pha phạm lỗi của Fabrizio Poletti trong vòng cấm, nhưng Tarcisio Burgnich đã gỡ hòa cho Ý chỉ bốn phút sau đó. Tiếp đà hưng phấn, Luigi Riva đã đưa người Ý vượt lên dẫn trước bằng một khoảnh khắc xuất thần.
Bản lĩnh người Đức lại được thể hiện, vua dội bom Gerd Muller lại ghi bàn bằng một cú đánh đầu giúp Tây Đức gỡ hòa 3–3. Tuy nhiên, khi truyền hình đang phát lại bàn thắng của Muller, Gianni Rivera đã ghi bàn thắng thứ tư cho đội tuyển Ý, đó là bàn thắng ấn định chiến thắng ở phút 111. Trận đấu kết thúc trong sự bàng hoàng của người Đức và niềm vui sướng tột cùng của các tifosi với chiến thắng 4–3 dành cho Azzurri.
Lời kết
Các trận cầu kinh điển nhất của thế giới bóng đá đã truyền rất nhiều cảm hứng cho người hâm mộ cũng như nhiều thế hệ cầu thủ trẻ mỗi khi nhìn lại. Từ đó chúng ta có thể cảm nhận rõ được tình yêu bóng đá của mỗi tín đồ môn túc cầu giáo mãnh liệt như thế nào và sự bền bỉ của các cầu thủ để đạt được vinh quang lớn nhất. Bây giờ mỗi khi xem lại những thước phim cũ, chúng ta không khỏi rùng mình và ước rằng mình được tận hưởng lại bầu không khí cuồng nhiệt, căng thẳng, kịch tính đó trên khán đài một lần nữa.